Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022
Lượt xem: 335

Thực hiện Kế hoạch về cải cách hành chính nhà nước năm 2022 của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2022. Theo đó, Giám đốc Sở đã chỉ đạo cụ thể như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện toàn diện cải cách hành chính (CCHC) trên các lĩnh vực phù hợp với chương trình, nhiệm vụ, mục tiêu CCHC của UBND tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa TTHC, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư; ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ người dân, tổ chức.

Các nhiệm vụ cụ thể:

1. Về cải cách thể chế
a) Tiếp tục xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành kế hoạch và đầu tư để thể chế chính sách pháp luật tại địa phương, chính sách về chế độ công vụ, đồng bộ trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương. 
b) Nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị thuộc Sở trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện.  
c) Tăng cường rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra đảm bảo tính đồng bộ, cụ thể, hợp hiến, hợp pháp và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật. Xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật. 
d) Ban hành đầy đủ các chương trình, kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh và thực hiện các chế độ thông tin báo cáo đầy đủ theo đúng quy định. 
2. Về cải cách thủ tục hành chính
a) Đề xuất đơn giản hóa tối thiểu 5% số thủ tục hành chính và cắt giảm tối thiểu 5% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020. 
b) Số hóa 25% kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. 
c) Tối thiểu 50% thủ tục hành chính đã triển khai tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích đạt từ 5% trở lên; tỷ lệ kết quả giải quyết thủ tục hành chính được trả qua dịch vụ bưu chính công ích đạt từ 20% trở lên. 
d) Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 84%.
e) 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố danh mục, công khai và cập nhật kịp thời. 
3. Về cải cách tổ chức, bộ máy
a) Thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc của Sở. 
b) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý của Sở được cấp có thẩm quyền giao. 
4. Cải cách chế độ công vụ 
a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý công chức, viên chức và người lao động.  
b) Cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các phòng, Trung tâm theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu. 
c) Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. 
đ) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm. 
d) Tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức. 
5. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số 
a) Tham gia hoàn thiện Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh theo kế hoạch, lộ trình được UBND tỉnh phê duyệt. 
b) Tiếp tục áp dụng tốt hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong giải quyết công việc để nâng cao tỷ lệ hồ sơ công việc xử lý trên môi trường mạng.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 5% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý trong năm 2022. 
6. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính 
a) Tổ chức quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý để nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của tỉnh theo Kế hoạch đề ra và theo tinh thần Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030, Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 07/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Qua đó, tạo sự chuyển biến cả về nhận thức, thái độ và hành động trong thực hiện cải cách hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. 
b) Rà soát bố trí đúng, đủ nguồn lực, kinh phí thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Xác định đây là nội dung có tính chất quyết định để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác cải cách hành chính. 
c) Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn và năm 2022 của Sở, với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú và phù hợp với nhiệm vụ được giao của Sở. 
d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển; thay thế ngay những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp. 
đ)  Chủ động đề xuất áp dụng, nhân rộng các sáng kiến, mô hình mới và các giải pháp có tính đột phá để nâng cao hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện cải cách hành chính tại Sở. 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang