Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bình Thuận nỗ lực cải thiện chỉ số chuyển đổi số
Lượt xem: 210
Theo kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh năm 2022 được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, Bình Thuận xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 3 bậc so với năm 2021. Hiện tỉnh đang nỗ lực phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Theo Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, Chỉ số DTI cấp tỉnh được cấu trúc theo 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, bao gồm 9 chỉ số đánh giá chính với 98 chỉ số thành phần. Năm 2022, kết quả xếp hạng chung DTI của Bình Thuận đạt thứ hạng 50, giảm 3 bậc so với năm 2021, trong đó có một số nhóm chỉ số đạt thứ hạng thấp như nhân lực số và hoạt động chính quyền số thứ hạng 53, tiếp đến là hạ tầng số thứ hạng 49, hoạt động xã hội số thứ hạng 38...

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, nguyên nhân khiến nhóm chỉ số nhân lực số đạt thấp là do nguồn nhân lực tham mưu triển khai về chuyển đổi số của tỉnh còn hạn chế, không có công chức, viên chức làm công tác về an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số chưa thường xuyên và thiếu tính đa dạng cho các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, công tác tuyển sinh thu hút sinh viên học chuyên ngành công nghệ thông tin của các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Riêng đối với nhóm chỉ số hoạt động chính quyền số, nguyên nhân đạt thấp do chậm triển khai các nền tảng số theo yêu cầu của Bộ chỉ số; chưa triển khai kết nối đầy đủ các dịch vụ dữ liệu trao đổi qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do một số dịch vụ dữ liệu kết nối chưa có tài liệu kỹ thuật để triển khai kết nối. Các sở, ngành và địa phương cũng chưa có giải pháp hiệu quả để nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Về nhóm hạ tầng số, tỉnh chưa triển khai nhiều các nền tảng số dùng chung; Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh chưa hoàn thành việc nâng cấp nên chưa đảm bảo hạ tầng để kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời chưa triển khai ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số; hiện nay, nền tảng số dùng chung trên phạm vi quốc gia giao các Bộ, ngành Trung ương triển khai chưa hoàn thành để các địa phương áp dụng, nếu địa phương xây dựng, triển khai sẽ dẫn đến trùng nhau, lãng phí...
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang